Tiểu đường uống cà phê được không? Uống thế nào cho đúng?

Cà phê là một thức uống đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, liệu những người bị tiểu đường uống cà phê được không? Đây đang là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân đối với loại đồ uống “quốc dân” này. Tham khảo bài viết dưới đây để cùng Nutrizabet giải đáp câu hỏi trên và tìm ra những giải pháp hợp lý nhất nhé!

Người tiểu đường uống cà phê được không?

Bệnh nhân bị tiểu đường uống cà phê được không? Theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia, loại thức uống phổ thông này không phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường. Bởi lượng cafein có trong cà phê sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng điều tiết đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Từ đó, tình trạng bệnh lý dễ trở nên nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị cũng sẽ gặp phải các khó khăn nhất định.  

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu uống cà phê sau bữa ăn hàng ngày thì lượng đường huyết trung bình có thể tăng lên 8%. Nếu uống vào buổi tối thì đường huyết trong ngày có thể tăng lên đến 26% đấy.

Các chuyên gia cho rằng 2 nguyên chân chính khiến cho cà phê làm tăng đường huyết là:

  • Trong cà phê có chứa các hoạt chất chống lại tác dụng giảm đường huyết của insulin. Điều này khiến cho đường huyết không thể đi vào tế bào, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong máu làm tăng đường huyết.
  • Thành phần cà phê có các chất làm tăng phóng thích adrenalin – Một loại hormone có tác dụng tăng đường huyết và cũng chính là tác nhân gây ra triệu chứng hồi hộp, tăng huyết áp ở người bệnh.
tiểu đường uống cà phê được không-4
Người bị tiểu đường không nên uống cà phê

Gợi ý top 3 đồ uống giúp tỉnh táo thay cafe cho người đái tháo đường

Tuy nhiều người phải thất vọng về lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường uống cà phê được không, nhưng đừng lo lắng! Bỏ túi ngay top 3 lựa chọn thay thế cà phê cho người đái tháo đường mà Nutrizabet tổng hợp dưới đây nhé.

1. Trà xanh

Trung bình trong một tách trà xanh có lượng carbohydrate bằng 0, không đường, không chất béo và chỉ có 2,4 calo, không chứa carbohydrate, không chứa đường hoặc chất béo. Chính vì thế mà đây là một lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là với bệnh nhân đái tháo đường.

Thay vào đó, trong trà xanh chứa nhiều catechin cùng các chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng kháng insulin và hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Ngoài ra, thành phần L-theanine trong trà xanh còn có tác dụng làm dịu tâm tr,  giúp giảm stress và căng thẳng cực kỳ hiệu quả nữa. Do đó, chỉ với 2 – 3 cốc trà xanh mỗi ngày, bạn không cần đến cà phê nhưng cơ thể vẫn luôn tỉnh táo rồi.

tiểu đường uống cà phê được không-3
Trà xanh giúp tinh thần luôn tỉnh táo

2. Trà quế

Quế là loại nguyên liệu bổ trợ tuyệt vời để giảm lượng đường trong máu. Thường được sử dụng ở dạng cô đặc, hoặc dạng trà. Trà quế hỗ trợ hấp thụ tốt hơn lượng glucose trong tế bào và tăng độ nhạy của insulin. Đồng thời, nó tác động trực tiếp lên các enzyme tiêu hóa để làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate.

Người bệnh đái tháo đường type 2 khi uống trà quế còn có thể giảm stress oxy hóa, giảm đường huyết và lượng cholesterol toàn phần nữa đấy. Việc duy trì thói quen uống trà quế vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp bạn nâng cao tinh thần mà còn cải thiện bệnh lý trong cơ thể thì còn chần chờ gì mà không thử ngay nào!

tiểu đường uống cà phê được không-2
Uống trà quế mỗi buổi sáng

3. Trà đen

Cũng giống với các loại trà thảo mộc khác, trà đen là đồ uống được bác sĩ khuyên dùng bởi nhiều đặc tính có lợi cho người bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày 2 – 3 ly trà đen vào buổi sáng sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng và điều hòa cơ thể tốt hơn đấy.

Các hợp chất thực vật mạnh như thearubigin, theaflavins hay flavonoid được tìm thấy trong trà đen điều là những hợp chất cần thiết rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, lượng flavonoid có trong trà giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa từ tinh bột thành đường. Từ đó giảm lượng đường trong máu thông qua con đường hấp thụ từ hệ tiêu hóa.  

Tuy nhiên, người bệnh không thể lạm dụng việc uống trà, cũng như cần uống đúng giờ, đúng lúc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Với trà đen, bạn không nên uống trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng và không uống trà khi còn quá nóng.

tiểu đường uống cà phê được không-1
Uống trà đen vào mỗi buổi sáng

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải đáp cho thắc mắc người bị tiểu đường uống cà phê được không của đông đảo độc giả. Đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích khác mà Nutrizabet đăng tải để sống khỏe mỗi ngày và giảm bớt những âu lo về bệnh tiểu đường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000