Lượng Cơm Cho Người Tiểu Đường Thế Nào Cho Chuẩn?

Lượng cơm cho người tiểu đường 5

Cơm trắng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường thì cơm nên hạn chế, thậm chí nên tuân theo một liệu lượng nhất định để tránh tăng đường trong máu. Vậy lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là hợp lý? Hãy cùng mình giải đáp trong bài viết này. 

Người Bị Đái Tháo Đường Có Nên Ăn Cơm Không?

Cơm trắng là loại thực phẩm giàu carbohydrate, có chỉ số đường huyết cao, nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến. Người bị đái tháo đường có thể ăn thực phẩm giàu carbohydrate như cơm trắng, ngũ cốc, mỳ ống,.. nhưng cần tuân theo một thực đơn điều độ.

Nếu yêu cầu là bạn chỉ được nạp khoảng 45 – 60 gram carbohydrate thì lượng cơm sẽ là một chén cho mỗi bữa. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các protein và chất béo tốt và khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp hạn chế tác động tăng đường huyết của cơm trắng. 

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cơm không? Tùy vào tình trạng mà người bệnh cần xác định lượng tinh bột tiêu chuẩn mà bản thân có thể tiêu thụ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi người tiểu đường ăn cơm được không và lượng cơm cho người tiểu đường  bao nhiêu là phù hợp.

Lượng Cơm Cho Người Tiểu Đường Như Thế Nào Đạt Chuẩn?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì lượng tinh bột tối đa một ngày là không quá 100 gam. Quy đổi ra thì lượng cơm cho người tiểu đường trong mỗi bữa ăn không nên ăn quá 1 chén cơm.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân là lao động chính, tuổi còn trẻ thì có thể cân nhắc ăn khoảng 1 chén rưỡi cơm mỗi bữa. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm nhiều protein và rau củ và khẩu phần ăn để tránh cảm giác thèm tinh bột. 

Người bị đái tháo đường cũng được khuyến cáo nên ăn thực phẩm đã qua chế biến, rau nên được luộc chín. Vì khi chẳng may mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, việc sử dụng thực phẩm sống dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn hoặc nhiễm trùng tiêu hóa. 

Lượng cơm cho người tiểu đường 5
Lượng cơm cho người tiểu đường trong mỗi bữa ăn không nên ăn quá 1 chén cơm.

Người Đái Tháo Đường Nên Ăn Gì Thay Cơm?

Như đã nói, lượng cơm cho người tiểu đường không được quá nhiều. Bạn có thể cân nhắc thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm khác theo 2 tiêu chí sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ năng lượng.
  • Không gây tăng đường huyết.

Cụ thể, bạn có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây.

Sử Dụng Cơm Gạo Lứt Thay Cho Cơm Trắng

Gạo lứt hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng tinh bột lại thấp hơn cơm trắng. Ăn cơm gạo lứt sẽ giúp người bệnh đái tháo đường no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, thèm tinh bột.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B1 có trong gạo lứt cao hơn nhiều so với gạo trắng. Ăn cơm gạo lứt sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm các triệu chứng tê bì tay chân. Vì thế, bạn có sử dụng cơm gạo lực thay thế hoàn toàn cơm trắng trong bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm protein, chất béo tốt và chất xơ để hạn chế tình trạng tăng đường huyết. 

vLượng cơm cho người tiểu đường 4
Người bệnh tiểu nên sử dụng cơm gạo lứt thay cho cơm trắng.

Thay Thế Cơm Trắng Bằng Yến Mạch

Yến mạch là thực phẩm được khuyên dùng cho người tiểu đường. Đây là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều sơ với cơm trắng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng yến mạch giúp làm tăng nhạy cảm của insulin. Nhờ vậy chúng làm việc hiệu quả hơn giúp ổn định đường huyết của cơ thể.

Bên cạnh đó, yến mạch chứa  nhiều chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có kết hợp yến mạch với hoa quả và sữa chua thay thế cho bữa sáng. 

Lượng cơm cho người tiểu đường 3
Người bệnh tiểu nên thay thế cơm trắng bằng yến mạch.

Bị Tiểu Đường Nên Ăn Khoai Lang Thay Cho Cơm

Tinh bột trong khoai lang sẽ không gây tăng đường huyết vì vậy nó được  khuyên dùng thay cơm ở người tiểu đường. Chúng giàu chất xơ, hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột ngột. 

Ngoài ra, khoai lang còn giúp cải thiện tiêu hóa, tránh tình trạng đầy hơi khó tiêu. Khoảng 300g mỗi ngày là con số được các chuyên gia khuyến cáo.

Lượng cơm cho người tiểu đường 2
Người bệnh tiểu nên ăn khoai lang thay cho cơm trắng.

Sử Dụng Đậu Đỗ Thay Thế Cơm

Các loại đậu, đỗ là thực phẩm mà người tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Các loại đậu đỗ như: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Bạn có thể có thể kết hợp đậu với gạo lứt để chế biến thành những món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường. 

Lượng cơm cho người tiểu đường 1
Người bệnh tiểu nên sử dụng đậu đỗ thay cho cơm.

Một Vài Lưu Ý Khi Ăn Cơm Trắng Để Đường Huyết Ổn Định

Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn tránh tăng đường huyết khi sử dụng cơm trắng.

  • Bổ sung cơm theo nhu cầu: lượng cơm cho người tiểu đường không nến quá 100 gram tinh bột mỗi ngày. 
  • Ăn nhóm thực phẩm theo thứ tự: rau củ, hoa quả trước khi ăn cơm. Điều này giúp bạn sẽ no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.

Tạm Kết 

Như vậy, người đái tháo đường được khuyến cáo nên hạn chế lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày. Lượng cơm cho người tiểu đường mỗi bữa chỉ nên là 1 chén cơm. Bạn có thể thay thế cơm bằng những loại thực phẩm khác, cung cấp đầy đủ năng lượng nhưng không làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, hãy duy trì lối sống lành mạnh, giữ cho tinh thần thoải mái để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000