Giải đáp – Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc?

Các chỉ số đường huyết biểu thị tình trạng bệnh khác nhau của bệnh nhân. Việc hiểu rõ các chỉ số này sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Vì thế, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc “tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc” cho các bạn.

Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc?

Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng thuốc ngay. Việc uống thuốc chỉ cần thiết nếu đường huyết bệnh nhân tăng cao quá mức, ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe và có khả năng hôn mê. 

Tùy vào mức đường huyết, tình trạng sức khỏe và lối sống sinh hoạt kèm theo các biến chứng mà người bệnh mắc phải để quyết định có nên dùng thuốc hay không. Tuy nhiên, đây là căn bệnh mãn tính và tình trạng bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Do đó, khả năng trì hoãn dùng thuốc sẽ kéo dài từ 3-5 năm và người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc sau đó để giảm gánh nặng bệnh. 

Theo các nghiên cứu khoa học, tiểu đường dưới 6,5 phẩy thì người bệnh đang thuộc top bình thường và tình trạng đường trong máu đang được kiểm soát tốt. Đây cũng là mức người bệnh nên xây dựng lối sống khoa học, tích cực để cải thiện tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường trên 6.5 phẩy thì nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ số đường huyết từ 6.5 đến 8.0 là mức nguy cơ cao và đáng báo động. Vì thế, người bệnh bắt buộc phải uống thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát tình trạng bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Tiểu đường trên 6.5 phẩy thì bệnh nhân nên sử dụng thuốc
Tiểu đường trên 6.5 phẩy thì bệnh nhân nên sử dụng thuốc

Xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh 

Người bệnh nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và hình thành chế độ ăn uống dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường của mình. 

Thường xuyên luyện tập thể dục

Bệnh nhân nên kiểm tra các biến chứng về tim mạch, thần kinh và tổn thương chân, tay trước khi luyện tập. Nếu lượng đường trong máu lớn hơn 250-270 mg/dL và ceton dương tính, người bệnh không nên tập luyện quá sức. 

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, huyết áp. lượng đường và mỡ trong máu. Từ đó giúp lá phổi khỏe hơn, tăng năng lượng cho cơ thể và cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là một số nguyên tắc chung về chế động dinh dưỡng mà bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng:

  • Nếu bệnh nhân béo phì, thừa cân, phải có kế hoạch giảm cân rõ ràng, tối thiểu 3-7% so với cân nặng ban đầu 
  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ và các loại chưa được chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen
  • Nên dùng loại mỡ chứa acid béo không no như: dầu oliu, dầu mè, mỡ cá. Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Người bệnh nên ăn nhiều hoa quả hoặc uống các loại nước ép trái cây để cung cấp vitamin cần thiết. 
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và không sử dụng thuốc lá
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo và các chất tạo ngọt,..
tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc 2
Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe

Loại bỏ những thói quen xấu 

  • Bỏ qua bữa sáng: Một trong những thói quen xấu mà người bệnh nên khắc phục chính là bỏ qua bữa sáng. Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng trong ngày, nếu bệnh nhân bỏ bữa sáng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như tụt đường huyết bất thường 
  • Ăn đêm: Ăn đêm có thể làm tăng lượng đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì thế, bệnh nhân nên khắc phục thói quen này để giữ lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, an toàn 
  • Thức khuya: Thức khuya sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngủ không đủ giấc. Từ đó mà năng lượng và tình trạng sức khỏe cũng trở nên giảm sút. 
tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc 1
Ăn đêm sẽ làm tăng lượng đường trong máu vào sáng hôm sau

Kết luận 

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc” cho quý bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh cho mình hoặc người thân trong gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000