Đái tháo đường tuýp 2: dấu hiệu, phòng ngừa và cách điều trị

Đái tháo đường tuýp 2-4

Hiện nay, đái tháo đường là 1 căn bệnh mãn tính không lây mà rất nhiều người mắc phải và đang dần có xu hướng trẻ hoá. Người trẻ phần lớn rơi vào bệnh đái tháo đường tuýp 2. Vậy đái tháo đường tuýp 2 là gì? Đái tháo đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Hãy cùng Nutrizabet tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. 

Tổng quan về đái tháo đường 

Đái tháo đường (Diabetes) hay còn gọi là tiểu đường – một căn bệnh rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt hormone Insulin (một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy), làm cho cơ thể không thể hấp thu đường vào tế bào để chuyển hóa chúng thành năng lượng, khiến làm lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Bệnh tiểu đường khi không được điều trị và kiểm soát hợp lý có thể làm tổn thương các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể có thể kể đến như thần kinh, mạch máu, tim, mắt,… là tiền đề gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như tăng  các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy thận, tổn thương võng mạc,…  thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ gây tử vong.

Đái tháo đường tuýp 2 là gì? 

Với cơ chế bệnh không giống như đái tháo đường tuýp 1 (Tiểu đường phụ thuộc Insulin), đái tháo đường tuýp 2 được biết đến với cơ chế không phụ thuộc vào hormone Insulin của cơ thể. 

Ở thể bệnh này, tuy tuyến tụy vẫn tiết ra hormone Insulin bình thường, nhưng cơ thể không thể duy trì nồng độ đường trong máu một cách ổn định do bị suy giảm chức năng của tế bào beta tuỵ, tiến triển trên nền tảng đề kháng Insulin. 

Đái tháo đường tuýp 2-4
Đái tháo đường tuýp 2 còn được biết đến là loại tiểu đường không phụ thuộc Insulin

Đái tháo đường tuýp 2 là loại bệnh thường gặp nhiều ở các đối tượng trên tuổi 40 và đang có xu hướng trẻ hoá trong những năm gần đây do lối sống không lành mạnh của giới trẻ (ăn uống không khoa học, lối sống sinh hoạt, sử dụng các chất kích thích, rượu bia,..).

Những dấu hiệu đái tháo đường tuýp 2

Một số dấu hiệu cơ bản thể hiện bạn đang có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kể đến như: 

  • Hay khát nước và uống nước liên tục 
  • Đi tiểu nhiều lần 
  • Bị sụt cân 
  • Thường hay đói và mệt mỏi
  • Thị lực yếu dần/ mờ mắt 
  • Các vết thương/ vết loét lâu lành…
Đái tháo đường tuýp 2-3
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2

Cách điều trị đái tháo đường tuýp 2

Tùy thể trạng mỗi người cũng như tình hình bệnh, bác sĩ sẽ có những phác đồ kế hoạch điều trị khác nhau phù hợp với mỗi cá thể. 

Theo chỉ định của bác sĩ, trước khi được chẩn đoán 1 cách chính xác nhất, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm các chỉ số liên quan để xác định tình trạng bệnh cũng như kiểm tra các bệnh lý nào kèm theo,… Sau khi đọc các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị theo dõi và kiểm soát hợp lý. 

Tuy nhiên, khi tư vấn cho các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, việc đầu tiên mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện chính là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể dục thể thao. 

Một số những yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ dành cho các bệnh nhân: 

  • Hạn chế chất bột đường (carbohydrate), ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm như: gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt,…
  • Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các chất béo (hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều các acid béo bão hòa, thường có trong mỡ động vật).
  • Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số tải đường (GL) thấp, giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ,… Hạn chế muối.
  • Tuyệt đối không bỏ bữa, phân bố thứ tự các bữa ăn hợp lý. 
  • Ít nhất 30 phút/ ngày luyện tập với các bộ môn thể dục như chạy bộ, đi bộ, cardio,…
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Lên kế hoạch giảm cân cho bản thân nếu đang thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ trị đái tháo đường như sữa hạt Nutrizabet.

Sau khi đã thay đổi những hành vi lối sống nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị tiểu đường để giúp cơ thể ổn định hàm lượng đường trong máu.

Đái tháo đường tuýp 2-2
Thuốc tiểu đường giúp cơ thể ổn định hàm lượng đường trong máu

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2

Để có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, lối sống sinh hoạt chính là yếu tố quan trọng nhất. Bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ như: 

  • Tăng cường chất xơ qua việc sử dụng nhiều các loại rau củ, trái cây. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ngọt, sản phẩm chứa carbohydrate đã qua tinh chế. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích. 
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. 
  • Cố gắng kiểm soát cân nặng. 
Đái tháo đường tuýp 2-1
Tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây và hạn chế sử dụng các thực phẩm ngọt

Kết luận 

Nếu không phát hiện bệnh kịp thời, đái tháo đường tuýp 2 sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại lâu dài ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hy vọng qua bài viết trên, Nutrizabet đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa bệnh một cách hợp lý. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000