Nhiều người mắc căn bệnh tiểu đường hay người thân, chung sống cùng người bị tiểu đường hay lo lắng rằng tiểu đường có lây không? Nhằm giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của NutriZabet nhé!
Bệnh tiểu đường có lây không vì sao ?
Câu trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không là “Không”. Bệnh tiểu đường không lây qua bất kỳ hình thức nào như đường hô hấp, máu, ăn uống, …. Vậy nên, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm với tính lây lan của căn bệnh.
Vậy tại sao nhiều người lại nghi ngờ bệnh tiểu đường có lây không? Sở dĩ bởi vì người bị tiểu đường và người chăm sóc người tiểu đường hay ăn chung bữa và sinh hoạt chung. Nên nhiều người có tâm lý lo lắng tiểu đường có lây.
Chúng tôi xin được giải thích chi tiết hơn, bệnh tiểu đường không phải bệnh phát sinh do virus, nấm mốc, vi khuẩn, … nên không lây qua bất cứ hình thức nào. Các bạn chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh và thực đơn ăn uống khoa học là có thể phòng ngừa đáng kể tỷ lệ mắc bệnh.
Vậy bệnh tiểu đường thực chất là gì?
Cụ thể hơn, bệnh tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ngăn cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc hạn chế chức năng của insulin. Insulin lại giống như một chìa khóa “biến” glucozo tạo thành năng lượng cho cơ thể. Khi insulin không thể thực hiện được chức năng của mình, đường huyết trong máu tăng dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, đột quỵ, … Do đó, tiểu đường được xếp là loại bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư, với tỷ lệ tử vong lên đến 70%.
Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không? Nếu người bệnh phát hiện bệnh kịp thời, tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ và có chế độ ăn uống khoa học thì vẫn có thể chung sống cùng căn bệnh này.
Với những ai chưa mắc bệnh tiểu đường, nhưng nằm trong những trường hợp có nguy cơ mắc, lời khuyên dành cho các bạn là nên có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Đọc thêm: Tiểu đường có di truyền không?
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường phù hợp
Với căn bệnh tiểu đường tuýp 1, dường như không có cách nào phòng tránh được. Tuy nhiên, bệnh nhân khi phát hiện bệnh nếu có biện pháp điều trị phù hợp thì vẫn có thể chung sống cùng căn bệnh được.
Với tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu là do lối sống của người bệnh. Do đó, bạn cần:
Hạn chế ăn thực phẩm có đường
Bạn nên hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống, đồ ăn có đường, đặc biệt là đường tinh chế. Bới khi sử dụng chúng, cơ thể sẽ tiết ra quá nhiều insulin dẫn đến quá tải. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, khi đường huyết tăng cao cũng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tăng cường rèn luyện thể chất
Tăng cường hoạt động thể chất là yếu tố giúp bạn có một lối sống lành mạnh. Khi có một lối sống khoa học, cơ thể bạn có thể đẩy lùi bất cứ căn bệnh nào bao gồm cả bệnh tiểu đường. Do đó, bạn hãy chăm chỉ hoạt động thể thao, mỗi ngày từ 30 đến 40 phút.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc hạn chế ăn đường, bạn cũng cần một thực đơn lành mạnh và khoa học. Trong thực đơn đó, bạn nên hạn chế các món ăn giàu dinh dưỡng như tinh bột, chất béo xấu,… Tăng cường ăn các thực phẩm chứa các chất xơ, hoa quả, rau, …
Như vậy vừa rồi, chúng tôi đã trả lời cho thắc mắc của các bạn về bệnh tiểu đường có lây không. Hi vọng sau bài viết này, bạn có thêm kiến thức về căn bệnh tiểu đường nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân yêu.