Tiểu đường uống nước mía được không? Uống thế nào cho đúng?

Nước mía là một thức uống không còn xa lạ đối với người châu Á, Châu Phi hay Ấn Độ. Thức uống này không chỉ có công dụng giải khát mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Vậy thì tiểu đường uống nước mía được không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Tiểu đường uống nước mía được không?

Thực tế trong mía có hàm lượng đường khá cao, bởi vậy mà không ít người thắc mắc tiểu đường uống nước mía được không? Bởi theo quan điểm của họ thì cứ thực phẩm có đường là không tốt cho bệnh tiểu đường. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều đường thì chỉ số đường huyết sẽ tăng cao và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Chính vì thế mà đa số người tiểu đường sẽ tránh né toàn bộ những thực phẩm có đường. 

Thế nhưng, quan điểm trên chỉ đúng một phần nào đó so với các minh chứng khoa học đã chỉ ra. Người tiểu đường vẫn cần phải bổ sung đường vào cơ thể nhưng ở một mức độ vừa phải. Cùng với đó là việc nên chọn lựa việc bổ sung lượng đường tự nhiên như nước mía sẽ tốt hơn. 

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “người bị tiểu đường uống nước mía được không?” là được. Bởi vì đường trong nước mía hoàn toàn là đường tự nhiên, loại đường này còn giúp ngăn ngừa đường glucose tăng cao trong máu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về liều lượng uống. Bởi nước mía tuy uống được nhưng nếu người tiểu đường uống quá nhiều sẽ gây ra phản tác dụng.

tiểu đường uống nước mía được không-3
Người tiểu đường uống nước mía được không?

Uống nước mía đúng cách mang lại lợi ích gì cho người đái tháo đường?

Không chỉ giải đáp câu hỏi “tiểu đường uống nước mía được không?”, chúng tôi còn muốn cho bạn thấy lợi ích khi uống đúng cách. Vốn dĩ trong nước mía có chứa rất nhiều dưỡng chất phải kể đến như: 70-75% nước, 10-15% chất xơ, 13-10% đường dưới dạng sucrose, protein, canxi, kali… Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà nước mía mang lại cho người bị bệnh tiểu đường khi sử dụng đúng cách.

  • Chỉ số đường GI từ mía ở mức an toàn khi uống vừa đủ là 50. Nhờ vậy mà quá trình tăng đường huyết được giữ ở mức ổn định, không bị tăng đột ngột sau khi uống. 
  • Giúp phòng ngừa biến chứng về tim mạch nhờ các chất chống oxy hóa có trong nước mía như Phenolic và Flavonoid. 
  • Là nguồn cung cấp đường và dưỡng chất tốt cho người tiểu đường béo phì và thừa cân. Bởi trong nước mía không có chứa chất béo gây ra tích tụ mỡ.
  • Tình trạng táo bón được giảm đáng kể nhờ chất xơ chứa trong nước mía.
  • Giúp phòng chống ung thư, hạn chế nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giảm các tác động gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Với thành phần canxi, nước mía giúp giảm nguy cơ loãng xương và sâu răng. Đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của xương và răng.
  • Da được cải thiện hơn nhờ quá trình thúc đẩy sản xuất Collagen giúp da đàn hồi hơn. Acid Glycolic cũng giúp cho da giảm tình trạng mụn, nám hay tàn nhang.
  • Gan khỏe mạnh hơn và giảm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh nhờ sự cân bằng nồng độ bilirubin.

Ngoài ra, nước mía còn nhiều công dụng khác nữa đối với người tiểu đường khi sử dụng vừa đủ. Vậy nên, nếu bạn muốn có được những lợi ích trên thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng chúng với một mức độ hợp lý.

tiểu đường uống nước mía được không-2
Nước mía có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Gợi ý cách uống nước mía đúng cách cho người tiểu đường

Khi người bị bệnh tiểu đường sử dụng nước mía sẽ có hai mặt của nó: hoặc là tốt hơn hoặc là phản tác dụng. Bởi vậy, việc uống nước mía vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một gợi ý về cách uống nước mía đúng cách dành cho người đái tháo đường cho bạn tham khảo. 

Về liều lượng, người bị đái tháo đường thông thường chỉ nên uống từ 100- 200ml nước mía mỗi lần, 1- 2 cốc mỗi tuần. Về thời gian uống thì bạn nên uống vào buổi chiều sau khi tập thể dục hoặc khi hạ đường huyết. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin lưu ý đến bạn một số điểm sau:

  • Khi muốn uống nước mía, bạn nên giảm lượng Carb từ các thực phẩm khác như hoa quả, sữa, ngũ cốc…
  • Nên uống nước mía ngay sau khi ép trong khoảng 15 phút để đảm bảo nhận được nhiều dưỡng chất nhất cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Kiểm tra lại lượng đường huyết trước khi uống nước mía. Nếu lượng đường huyết hạ ở mức an toàn thì bạn có thể uống. 
  • Tham khảo ý kiến và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ bởi mỗi người sẽ phù hợp với một chế độ riêng.
tiểu đường uống nước mía được không-1
Uống nước mía đúng cách đem lại nhiều lợi ích chi người tiểu đường

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được câu hỏi tiểu đường uống nước mía được không. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng không phải cứ là thực phẩm chứa đường đều không tốt. Mà bản chất nằm ở cách chúng ta sử dụng chúng có đúng cách và liêu fluowngj hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa hạt tiểu đường Nutrizabet cho các bữa phụ để giúp quá trình điều trị được hỗ trợ tốt hơn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000