Tiểu đường là mối quan tâm của rất nhiều người, nhất là các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, họ cần phải kiểm soát lượng đường trong cơ thể tốt để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Sự Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường Đối Với Bà Bầu
Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và có pháp đồ điều trị hợp lý. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu, vì rất dễ gây ảnh hưởng đến cả thai nhi. Thông thường, tiểu đường thai kỳ dễ phát hiện vào tháng thứ 4 thai kỳ. Sau đây là một số ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với mẹ và bé:
Ảnh Hưởng Đến Mẹ
– Dễ bị tăng huyết áp, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng như suy thận, tai biến mạch máu não, làm giảm quá trình phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có tỉ lệ bị tiền sản giật cao hơn khoảng 12% so với thai phụ không mắc tiểu đường.
– Sinh non: Các sản phụ bị nhiễm trùng tiết niệu đa ối, tiền sản giật hay tăng huyết áp góp phần làm tăng nguy cơ sinh non cho các sản phụ tiểu đường thai kỳ. Nên theo dõi lượng dịch ối, nếu ra nhiều phải nhanh chóng đi khám.
– Dễ bị băng huyết sau sinh, nếu các mẹ bầu có tiền sử đái tháo đường thai kỳ rất dễ bị đái tháo đường tuýp 2 nên cần phải kiểm soát lượng đường chặt qua thông qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và xét nghiệm nước tiểu.
Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi
– Lượng glucose cao quá mức từ mẹ sẽ được chuyển vào thai khiến kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi và kích thích thai phát triển quá mức.
– Đái tháo đường thai kỳ làm cho gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon và gây giảm tái tạo glucose từ gan. Từ đó, bé bị hạ glucose huyết tương và một số bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh khác.
– Làm tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh. Khi bé lớn lên sẽ bị nguy cơ mắc sớm các bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần-vận động và một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì?
Thực Phẩm Nên Sử Dụng
– Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt … và các loại thực phẩm ít đường, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết như đậu đỗ, gạo lứt, rau xanh, các loại trái cây ít ngọt.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm hạn chế lượng đường tăng cao quá mức hay cũng không để đường hạ máu quá thấp. Tốt nhất là 3 bữa chính và 2 bữa ăn phụ.
– Gạo lứt còn vỏ cám, bún tươi, các loại đậu nguyên hạt và ngũ cốc nguyên chất,…
Chú ý:
– Mỗi ngày nên ăn ít nhất 500 – 600 gam rau xanh, lựa chọn khoảng 200g/ngày trái cây ít ngọt.
– Với 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày, phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với bình thường.
Thực Phẩm Cần Hạn Chế
Hạn chế các thực phẩm làm tăng lượng đường huyết như:
– Gạo, bánh mì trắng, đồ ngọt, khoai tây, đồ dầu mỡ…
– Không dùng các chất có cồn, có gas như nước ngọt, nước trái cây hay sữa tươi (kể cả sữa tươi không đường)…
– Khi bị tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo làm tăng mỡ máu như lòng đỏ trứng, nội tạng (tim, gan, thận,…) hay các thức ăn chiên xào dầu mỡ,…
Đáp Ứng Nhu Cầu Dinh Dưỡng Thai Kỳ
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
kg/m2 |
Năng lượng ước tính dựa vào
Cân nặng Trước khi Mang Thai (PPW) kcal/kg/ngày |
Thiếu cân (<19.8) | 36-40 |
Cân nặng bình thường (19.8-26) | 30 |
Thừa cân (26.1-29) | 24 |
Béo phì (>29) | 12-18 |
Song thai | Bổ sung thêm 500 kcal/ngày vào các khuyến nghị trên |
Lưu ý:
Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào
Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào
Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào
Chất xơ: 20 – 35g/ngày.
Tổng Kết
Thông qua bài viết này, chắc hẳn mọi người đã phần nào đã biết được mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và đưa ra được danh sách các món ăn hàng ngày hoàn hảo nhất.