Nước dừa được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tươi mát, thơm ngon và giải khát tốt. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Nhiều ý kiến cho rằng nước dừa nhiều chất xơ, ít calo và không chứa đường nhân tạo nên tốt cho người bệnh tiểu đường. Điều này có đúng không? Người tiểu đường có uống được nước dừa không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tiểu đường có uống được nước dừa không?
Theo các chuyên gia, nước dừa không tác động xấu mà ngược lại nó còn rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường nếu uống đúng cách. Nguyên nhân là trong nước dừa có chứa hàm lượng cao Kali và acid lauric. Hai chất này khi vào cơ thể có tác dụng bảo vệ thành mạch, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu,…
Chất xơ và amino acid có trong nước dừa có tác dụng ổn định đường huyết tốt. Khi vào cơ thể, nó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của cơ thể, tốc độ hấp thu đường ở niêm mạc ruột giảm. Đồng thời amino acid còn giúp tăng độ nhạy cảm của insulin, rất tốt đối với người tiểu đường.
Uống nước dừa còn giúp cho người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể tốt hơn. Nước dừa giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn từ đó điều trị bệnh cũng tốt hơn.
Bà bầu tiểu đường uống nước dừa được không?
Nước dừa vốn được biết là một thức uống tốt cho phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa. Các khoáng chất và dinh dưỡng trong nước dừa tốt cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên uống nước dừa vào buổi tối hoặc khi cơ thể mệt mỏi. Tính hàn lạnh và mất nước do đi tiểu nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. Phụ nữ mang thai có huyết áp thấp hoặc bị suy nhược cơ thể nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa.
Người đái tháo đường uống nước dừa cần lưu ý điều gì?
Câu hỏi tiểu đường có uống được nước dừa không đã được giải đáp. Vậy có cần lưu ý gì không khi cho người bệnh tiểu đường uống nước dừa? Đây là thức uống tốt với sức khỏe giúp người bệnh kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Song để đạt được hiệu quả đó bạn cũng cần biết cách sử dụng nước dừa đúng cách, đúng thời điểm.
Không nên lạm dụng quá nhiều nước dừa
Uống quá nhiều nước dừa đều không tốt cho người bệnh tiểu đường hay kể cả người bình thường. Lạm dụng quá mức nước dừa có thể khiến cơ thể thừa Kali gây rối loạn hoạt động tim mạch.
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa mỗi ngày, tương đương với 250ml nước dừa. Người tiểu đường có thể sử dụng nước dừa hàng ngày với định lượng như vây.
Sử dụng nước dừa nguyên chất
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng pha chế và bán nước dừa trên đường phố, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên nước dừa tại đây thường đã qua pha chế bỏ thêm nhiều đường tinh luyện để tăng hương vị. Chính vì vậy uống nước dừa đã qua pha chế này sẽ không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thay vào đó bạn nên uống nước dừa nguyên chất, hãy tự uống tại nhà để đảm bảo cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Không sử dụng cùi dừa
Cùi dừa với vị ngọt nhẹ, bùi béo là thức ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, người tiểu đường không nên ăn cùi dừa vì nó chứa lượng lớn chất béo bảo hòa. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Uống nước dừa ở thời điểm hợp lý
Không nên uống hết 1 trái dừa trong một lần, thay vào đó bạn nên chia nhỏ thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, người tiểu đường cũng không nên sử dụng nước dừa vào buổi tối vì khó tiêu. Thời gian thích hợp nhất để uống nước dừa là vào lúc đói. Nó giúp bạn cung cấp năng lượng, giảm cảm giác thèm ăn, no lâu.
Tạm Kết
Người tiểu đường có uống được nước dừa không câu trả lời là có tuy nhiên cần biết cách sử dụng đúng cách đúng thời điểm. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.