Tiểu đường ăn khoai lang được không là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều người mỗi khi nhắc đến việc tiểu đường thì nên và không nên ăn gì? Điều này bắt nguồn từ việc khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường – nỗi lo của người mắc bệnh tiểu đường nói chung. Cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này ở bên dưới nhé!
Tiểu đường ăn khoai lang được không?
Trong khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất oxy hóa và chất xơ, nổi bật trong đó là beta- caroten. Mặc dù khoai lang chứa một lượng tương đối carbohydrate – loại chất ảnh hưởng mạnh đến đường huyết, nhưng người tiểu đường vẫn ăn được khoai lang. Tuy nhiên, lượng khoai lang có thể ăn nên nằm trong ngưỡng nhất định cho phép.
Khi ăn khoai lang, chúng ta sẽ có cảm giác lo lâu hơn những thực phẩm khác vì lượng chất xơ chứa trong này khá lớn, từ đó giảm thiểu được chứng thèm ăn và không còn ăn nhiều thức ăn khác nữa. Quan trọng hơn, chính lượng chất xơ này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Khi lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ gây ra những tình trạng nguy hiểm cho cơ thể, ví dụ như những biến chứng về tim, thần kinh, mắt… Để tránh được điều đó một cách tốt nhất thì cần phải lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết phù hợp. Chỉ số đường huyết viết tắt là GI là thước đo đánh giá tốc độ tăng đường huyết khi cơ thể nạp vào những những thực phẩm có chứa carbohydrate so với glucose. Có 3 mức đánh giá GI bao gồm: mức thấp (GI: 1-55), mức trung bình (GI: 56-69) và mức cao (GI: >70).
Chỉ số đường huyết của khoai lang được xếp vào mức thấp (khoảng 50), cách một khoảng so với mức tối đa mà một người tiểu đường nên hạn chế ăn là GI 70. Tuy nhiên, điều này không nhằm khuyến khích người tiểu đường ăn nhiều khoai lang. Lời khuyên tốt nhất đối với nhóm người này là nên ăn lượng vừa phải và biết cách ăn, cách chế biến cho đúng.
Theo số liệu đã được nghiên cứu, chỉ số đường huyết của khoai lang nướng là 82, trong khi con số này ở khoai lang chiên là 75 và giảm xuống còn 44 đối với khoai lang hấp
Lợi ích nếu người tiểu đường ăn khoai lang đúng cách
Mặc dù có chứa nhiều carbohydrate, xong nếu ăn đúng cách khoai lang sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường nhờ khả năng cân bằng lượng insulin trong cơ thể, từ đó duy trì và kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết.
Bên cạnh đó, tác dụng của khoai lang đối với người tiểu đường còn là việc cải thiện tiêu hóa nhờ khả năng kích thích sản xuất dịch vị. Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ nên giúp cho việc giảm bớt sự tích tụ của thức ăn trong dạ dày, giúp ngăn ngừa táo bón.
Với những người bị tiểu đường và muốn giảm cân thì khoai lang phát huy công dụng khá tốt khi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein…cải thiện và thúc đẩy tốc độ chuyển hóa cũng như chức năng trao đổi chất.
Người tiểu đường ăn khoai lang thế nào cho đúng ?
Trong 100g khoai lang có 28,5g carbohydrate. Nếu hấp thụ lượng carbs càng cao càng không tốt cho người bệnh tiểu đường nên chúng ta cần có những tính toán sao lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.
Theo số liệu đã được nghiên cứu, chỉ số đường huyết của khoai lang nướng là 82, trong khi con số này ở khoai lang chiên là 75 và chỉ số đường huyết đối với khoai lang luộc, hấp ở mức thấp nhất là GI 44. Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang mỗi bữa và luộc càng lâu càng tốt để GI không tăng cao ( Ví dụ, khi luộc khoai chỉ 8 phút, giá trị GI tăng từ 46 ban đàu lên đến 61- điều này là không tốt).
Một số loại khoai lang được khuyến khích tiêu dùng dành cho người tiểu đường bao gồm:
Khoai lang tím
Khoai lang tím bắt nguồn tên gọi từ cấu tạo của nó là cả vỏ và ruột đều màu tím. Khoai lang tím cũng có những chất dinh dưỡng cơ bản: vitamin, khoáng chất, protein…Điểm đặc biệt là trong loại thực phẩm này chứa anthocyanin giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, điều hòa lượng đường huyết tốt và ngăn ngừa béo phì, rất thích hợp cho người tiểu đường tuýp 2.
Khoai lang cam
Chỉ số GI của khoai lang cam ở mức thấp ( 44.1), hàm lượng chất xơ tương đối cao nên rất tốt để kiểm soát cân nặng và đường huyết, an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Khoai lang Nhật Bản
Loại khoai lang này có vỏ màu tím và ruột bên trong màu vàng, dễ ăn và giống vị với khoai lang mật. Trong khoai lang Nhật Bản chứa hoạt chất Caiapo, giúp hạn chế chứng thèm ăn từ đó kiểm soát cũng như làm chậm hấp thu đường huyết sau ăn. Đặc biệt, chúng cũng làm giảm Cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa các biến chứng cho cơ thể.
Bên cạnh các loại khoai lang trên, nhiều độc giả cũng đưa ra thắc mắc rằng vậy tiểu đường ăn khoai lang được không, với khoai lang mật? Trả lời cho điều này, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng khoai lang mật cũng tương tự như khoai lang tím, khoai lang Nhật…đều có thành phần chất xơ và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, chỉ số đường huyết của khoai lang mật cũng ở mức vừa phải, an toàn cho người mắc đái tháo đường.
Một câu hỏi nữa được đặt ra đó là tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không thì câu trả lời là có. Vì, lượng đường trong khoai lang ít hơn trong cơm trắng. Ngoài ra khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa, đường trong khoai lang được từ từ hấp thu vào trong máu nên không bị tình trạng tăng nhanh đường huyết.
Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã phần nào giải đáp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về căn bệnh tiểu đường và những vấn đề xoay quanh việc tiểu đường ăn khoai lang được không. Hi vọng điều này sẽ giúp quý vị có được chế độ ăn hợp lý, để có được sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình.