Mất Ngủ Ở Người Tiểu Đường Và Cách Cải Thiện

Đường huyết  trong máu cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều chức năng của cơ thể như tim, thận, tuyến giáp…. Chính vì thế, người tiểu đường thường xuyên gặp các tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ,… Bạn và người thân có đang gặp phải những vấn đề kể trên. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ ở người tiểu đường và cách khắc phục. 

Bệnh Tiểu Đường Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Chất Lượng Giấc Ngủ?

Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng sẽ phù thuộc rất nhiều vào cách kiểm soát lượng đường trong máu. Khi bạn không quản lý chặt chẽ chỉ số đường huyết, nguy cơ gặp các biến chứng do bệnh càng cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số đường huyết cao có mối liên hệ mật thiết với tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở người tiểu đường. Sau đây là một vài nguyên nhân cụ thể khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống:

  • Lượng đường cao trong máu cao kéo theo tình trạng tăng tần suất đi tiểu. Vấn đề này diễn ra vào ban đêm khiến người bệnh phải thức giấc thường xuyên để đi tiểu, khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Khi lượng đường glucose trong cơ thể tăng cao, chúng sẽ lấy nước từ các mô tế bào. Điều này sẽ khiến người bệnh tiểu đường cảm thấy khát và phải giấc giữa đêm để đi uống nước. 
  • Ngoài ra, người tiểu đường còn phải đối mặt với tình trạng đổ mồ hôi, chóng mặt hay run rẩy khiến người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. 
Mất ngủ ở người tiểu đường 4
Người tiểu đường thường xuyên phải đối diện với tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Thuốc Hỗ Trợ Mất Ngủ Ở Người Tiểu Đường

Chứng khó ngủ, mất ngủ ở người tiểu đường có thể được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng một số loại thuốc điều trị sau đây: 

  • Các loại thuốc không kê đơn như diphenhydramine. Sử dụng loại các loại thuốc này trong ngắn hạn và kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc kê đơn Melatonin, có tác dụng an thần, thư giãn, giảm lo âu. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tình trạng mất ngủ ở người tiểu đường.
  • Thuốc chống trầm cảm, như nefazodone (Serzone) hay Doxepin (Silenor) cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ của bạn. 

Tuy nhiên, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Mất ngủ ở người tiểu đường 2
Thuốc hỗ trợ mất ngủ ở người tiểu đường.

Làm Thế Nào Để Cải Thiện Tình Trạng Trạng Mất Ngủ Ở Người Tiểu Đường?

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở người tiểu đường. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ ở người tiểu đường, hãy cùng tham khảo nhé!

Hạn Chế Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử Trước Giờ Ngủ

Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ kích thích não bộ của bạn hoạt động và khó đi vào giấc ngủ. Thay vào đó, đọc một vài trang sách giấy, nghe nhạc không lời để đầu óc được thư giãn và dễ ngủ hơn.

Không Sử Dụng Đồ Uống Có Cồn Trước Giờ Ngủ

Mọi người thường mách nhau việc uống một ly rượu có thể giúp bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.Tuy nhiên đối với người tiểu đường, điều này có thể khiến bạn khó có thể ngủ sâu và ngủ đủ giấc được. 

Đi Ngủ Vào Khung Giờ Cố Định 

Cơ thể người bệnh rất nhạy cảm, chính vì thế bạn nên đi ngủ đúng giờ để cơ thể thiết lập đồng hồ sinh học. Đi ngủ vào một khung giờ cố định trong ngày, kể cả vào cuối tuần. sẽ khiến bạn quen dần và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Không Vận Động Mạnh Hoặc Dùng Chất Kích Thích Vào Ban Đêm

Uống cà phê, trà hoặc tập thể dục với cường độ mạnh vào ban đêm sẽ khiến bạn khó ngủ. Tốt nhất, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, thư giãn để kích thích cơ thể dễ đi vào giấc ngủ. Bạn cũng nên thực hiện nó nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ được tốt nhất. 

Ngoài việc thực hiện các lưu ý trên, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn lành mạnh để  cải thiện tình trạng mất ngủ ở người tiểu đường.

Mất ngủ ở người tiểu đường 3
Các cách cải thiện giấc ngủ cho người tiểu đường.

Tạm Kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chứng mất ngủ ở người tiểu đường và cách khắc phục mà chúng tôi muốn gửi đến đọc giả. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người tiểu đường. Đừng quên thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000