Góc giải đáp – Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi tự kiểm tra đường huyết tại nhà với các thiết bị cá nhân hoặc khi kết quả kiểm tra bất thường. Trên thực tế, đường huyết thay đổi liên tục trong ngày và khác nhau từng ngày. Hôm nay, chúng tôi muốn giải đáp câu hỏi mà nhiều người còn đang băn khoăn đó là: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?, hãy cùng lướt xuống đọc để biết thêm thông tin chi tiết.

Người bình thường có chỉ số đường huyết là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa chính là giá trị  nồng độ glucose có ở trong máu thường và được đo bằng đơn vị là mmol/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày.

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại đó là: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau khi ăn 1h, sau khi ăn 2h và đường huyết thể hiện qua chỉ số HbA1C. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người, cụ thể ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn chung cho mọi người có thể kiểm tra như sau:

  • Đường huyết tại thời điểm bất kỳ: < 140 mg/dL ( 7,8 mmol/l ).
  • Đường huyết đo lúc đói: <100mg/dL ( < 5,6 mmol/l ).
  • Đường huyết sau bữa ăn: < 140mg/dL ( 7,8 mmol/l ).
  • Xét nghiệm HbA1c: Đường huyết < 5,7%.

Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết chuẩn.

HbA1c

(%)

Đường huyết lúc đói Đường huyết bất kỳ Nghiệm pháp dung nạp glucose
mg/dl mmol/l mg/dl mmol/l mg/dl mmol/l
Tiểu đường ≥ 6.5 ≥ 126(ít nhất 2 lần thử) ≥ 7 ≥ 200 (ít nhất 2 lần thử) ≥ 11 ≥ 200 ≥ 11
Tiền tiểu đường 5.7 – 6.4 100 – 125 5.6 – 6.9 140 – 120 7.8 – 11.1 140 – 200 7.8 – 11.1
Bình thường < 5.7 < 100 < 5.6 < 140 < 7.8 < 140 < 7.8

 

Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết có ý nghĩa xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu .Từ đó, có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường. Và nếu bạn xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường cũng có thể biết được bạn có bị tiểu đường hay không.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Tình trạng đường huyết tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về tình trạng sức khỏe. Một người được xem là bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL ( 7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/L ) trong khoảng từ 1-2h sau khi ăn.

Góc giải đáp - Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao 3
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề cấp tính như:

  • Chế độ ăn chứa quá nhiều carbohydrate.
  • Do phẫu thuật.
  • Gặp phải một số chấn thương như bỏng hay cháy nắng.
  • Gặp tác dụng phụ của một loại thuốc.
  • Căng thẳng quá mức khiến cho cơ thể tạo ra nhiều hormone dẫn đến tăng lượng đường ở trong máu.
  • Chu kỳ kinh nguyệt làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Hay như cơ thể bị mất nước.

Riêng bệnh nhân có chỉ số đường huyết trong lúc đói từ 100 – 125 mg/mL thì được xem là bị tiền đái tháo đường. Nếu như không kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và có lối sống phù hợp thì có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi nhưng nếu bị tiểu đường tuýp 2 thì không. 

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng lượng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không biết hoặc nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Đường huyết cao thì chưa chắc là bị tiểu đường, nhưng nếu muốn biết chắc chắn thì nên đi khám bác sĩ.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao 2
Biến chủng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường cho cơ thể

Tình trạng tăng đường huyết cấp tính có thể xảy ra đột ngột khi một người bị bệnh như viêm tụy cấp hoặc bị chấn thương nặng. Đường huyết cao diễn ra trong thời gian dài hơn thường do một số bệnh mãn tính gây ra như: viêm tụy mạn tính, xơ gan, hội chứng cushing, bệnh to đầu chi, người mới trải qua một cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, người bị nhiễm trùng nặng.

Nên làm gì khi đường huyết có dấu hiệu bất thường?

Khi đường huyết tăng cao mọi người cần làm một số những điều sau:

Kiểm tra chỉ số đường huyết

Dù là người bình thường hay người đang mắc bệnh khi thấy đường huyết tăng cao thì cũng nên tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu ở những cơ sở uy tín và kết luận từ những bác sĩ chuyên môn.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao 1
Khi thấy đường huyết tăng cao nên đến bác sĩ để đo đường huyết

Điều cần làm sau khi chỉ số đường huyết cao sau khi kiểm tra sức khỏe

Đầu tiên, mọi người cần lắng nghe nhận định từ bác sĩ những lý do khiến cho đường huyết của mình tăng cao. Tiếp theo, mọi người cần có những điều chỉnh trong giờ giấc sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể thêm vào hoặc duy trì những thói quen như:

  • Ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ có nhiều dầu mỡ như chiên hay rán.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế nước ngọt, nước có ga, bia, rượu, cafe.
  • Ngủ sớm, dậy sớm để rèn luyện thể thao.
  • Ăn nhiều trái cây có nhiều vitamin, hạn chế ăn nhiều những loại trái cây có nhiều đường như vải, nhãn hay sầu riêng,…

Kết luận

Cảm ơn quý vị độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi về câu hỏi Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao của các bạn! . Hy vọng rằng mọi người có thể biết và xử lý kịp thời khi đường huyết tăng cao. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 932 0000
NHẬN BÁO GIÁ
GỌI 094 932 0000