Cùng với ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3 chỉ sau các bệnh lý trên. Nếu chẳng may bạn đi khám và phát hiện mình bị mắc bệnh tiểu đường. Đừng lo lắng nhé, bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ chế độ sinh hoạt của người tiểu đường giúp hạn chế được các biến chứng của căn bệnh này.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với chế độ sinh hoạt cũng như sức khỏe tất cả mọi người. Điều này lại càng quan trọng gấp bội đối với chế độ sinh hoạt của người tiểu đường.
Với những người bị tiểu đường, việc đa dạng hóa các loại thực phẩm cầm được chú trọng. Một chế độ dinh dưỡng xanh rất cần nhận được quan tâm . Việc dung nạp nhiều các loại rau xanh cũng như trái cây rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra bạn còn cần bổ sung thêm các nguồn protein khác có trong cá, thịt sữa cũng như các chất béo có trong dầu được ép từ thực vật như oliu, mè, dừa.
Không chỉ với người tiểu đường mà đây là một chế độ dinh dưỡng chúng tôi rất khuyến khích với tất cả mọi người. Chế độ ăn uống này là một chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết, mỡ trong cơ thể giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh về tim mạch cũng như huyết áp. Ngoài ra đây là chế độ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, giúp chúng ta giữ một vóc dáng đẹp
Nên chia nhỏ các bữa ăn
Việc ăn quá no hay ăn quá ít trong một bữa là điều tối kỵ cho sức khỏe vì nó sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày, rối loạn đường huyết cũng như lượng mỡ trong cơ thể. Với những người đang phải tuân thủ chế độ sinh hoạt của người tiểu đường thì đó là điều cực kỳ cấm kỵ. Chính vì vậy việc chia nhỏ các bữa ăn là điều rất được khuyến khích bởi những người có chuyên môn. Thay vì ba bữa chính thì chúng ta hãy xen kẽ giữa chúng thêm ba bữa phụ.
Tránh xa rượu
Việc hạn chế rượu là điều mà không chỉ với người tuân thủ chế độ sinh hoạt của người tiểu đường mà với tất cả chế độ sinh hoạt của mọi người. Rượu là tác nhân gây nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như tinh thần, hành vi của con người. Chính vì vậy, hạn chế rượu là điều mà ai cũng nên áp dụng.
Hạn chế chất béo
Với những người mắc tiểu đường thì đây là việc bắt buộc. Việc hạn chế chất béo không chỉ giúp việc kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn mà còn giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tim mạch cũng như đột quỵ.
Người bệnh tiểu đường mỗi ngày không cần thu nạp chất béo nhiều, chỉ cần một phần chất béo tốt như dầu oliu hay dầu thực vật là đủ rồi.
Ưu tiên các phần thịt nạc hay thịt gia cầm ở vùng ít chất béo là phương pháp tốt để giảm tối ưu lượng chất béo trans và chất béo bão hòa. Hãy luôn kiểm tra các thông số các sản phẩm mỗi khi đi mua sắm để tính toán được hàm lượng chất béo cần thiết.
Chăm sóc đôi bàn chân
Bàn chân của người mắc bệnh tiểu đường khá nhạy cảm, chỉ cần vết xước nhỏ cũng có thể khiến đôi bàn chân bị hoại tử. Chính vì vậy mà việc chăm sóc chân rất được quan tâm chăm sóc với những người bị tiểu đường
Sau đây là các điều cần lưu ý để có thể chăm sóc tốt đôi bàn chân của mình
– Với móng chân: Hãy cắt móng chân sau khi đã cho chân tiếp xúc với nước. Khi này móng chân sẽ mềm và dễ để cắt hơn. Hãy cẩn thận, hạn chế cắt phần góc để tránh những chảy máu cũng như các thương tổn
– Thận trọng khi luyện tập: Đây là việc rất thiết yếu để có một sức khỏe tốt đặc biệt với những người đang sống chung với chế độ sinh hoạt của người tiểu đường. Tuy nhiên việc tập luyện cũng cần được bảo đảm để tránh các thương tổn. Đặc biệt không luyện tập khi đang chấn thương hay hay các vết ở chân
– Bảo vệ đôi chân với giày và tất: Hãy luôn bảo vệ đôi bàn chân của bạn bằng những đôi giày và tất mềm mại để tạo sự thoải mái
Luyện tập thể dục, thể thao
Việc luyện tập thể dục thể thao được coi như là phương thuốc tốt nhất để phòng và chữa các loại bệnh. Việc tập luyện sẽ mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc hạn chế bớt các biến chứng của căn bệnh tiểu đường.
Khi vận động sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucozơ trong máu giúp thúc đẩy quá trình sản xuất insulin của cơ thể. Lợi ích của luyện tập thể dục còn giúp ngăn các bệnh về tim mạch, mỡ trong máu, béo phì, đột quỵ, cao huyết áp… Thường xuyên luyện các môn thể thao được khuyến khích như:
- Bơi.
- Chạy bộ.
- Đi xe đạp.
- Chơi đá banh.
Lưu ý: Tránh các bài vận động mạnh, quá sức như chạy quá dài hay tập luyện với vật quá nặng
Lời kết
Với những kiến thức tổng hợp trên, mong là người đọc sẽ nắm bắt được chế độ sinh hoạt của người tiểu đường. Qua tất cả những thông tin trên hi vọng mọi người sẽ có được một cơ chế sinh hoạt tốt hơn, không chỉ người tiểu đường mà tất cả mọi người cũng nên tham khảo. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe,